Xuất khẩu nông sản sang nhật là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nông nghiệp nào cũng mong muốn hướng đến. Song vấn đề thủ tục để xuất khẩu thành công luôn làm các doanh nghiệp đau đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải quyết mối lo về thủ tục xuất khẩu sang Nhật.

1. TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN

Thị trường Nhật Bản có đến 63% nguồn thực phẩm phải nhập từ nước ngoài. Đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu các nước trong đó có Việt Nam chúng ta

Các sản phẩm nông sản của Việt Nam được Nhật bản đánh giá cao và ưa chuộng như mật ong, sen, khoai, cá, nước mắm,…Ngày càng có nhiều thương hiệu Việt xuất hiện trên kệ hàng của các siêu thị Nhật Bản.

Nhóm hàng nông, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu 248,3 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong số này, rau quả tăng mạnh nhất với 21,1 triệu USD, tăng 25%, tiếp đến là hạt điều tăng 19,1%, hàng thủy sản tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy Nhật ngày càng có xu hướng chuộng hàng nông sản Việt Nam ( theo Vnexpress )

suất khẩu nông sản sang nhật

Hơn nữa, Nhật Bản và  Việt Nam là hai nước đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do đó Nhật Bản sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm: cà phê (rang, xay, hòa tan), tiêu, điều và các gia vị khác; một số loại rau hoa quả (hoa tươi, quả nhiệt đới, rau: hành, tỏi, nấm, dưa chuột), sản phẩm hoa quả chế biến, đóng hộp và nhiều mặt hàng sẽ được miễn thuế sau một vài năm tiếp theo. Đây là điều kiện thuận lợi và là cơ hội để Việt Nam xuất nông sản sang Nhật - Một thị trường cực kỳ tiềm năng.

Tuy nhiên, hệ thống kiểm dịch và tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản thực phẩm ở Nhật Bản hết sức ngặt nghèo, có yêu cầu cao về chất lượng và kiểm dịch. Chúng ta cần tuân thủ đúng quy trình sản suất và vệ sinh để thuận lợi xuất khẩu sang Nhật.

2. NHỮNG THỦ TỤC CẦN BIẾT

2.1 Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản có 3 loại kiểm tra: Kiểm tra bắt buộc, kiểm tra hướng dẫn và kiểm tra giám sát.

- Kiểm tra bắt buộc: Dựa trên luật an toàn vệ sinh thực phẩm, có danh sách các sản phẩm nông sản sẽ thực hiện kiểm tra bắt buộc khi nhập khẩu.

- Kiểm tra hướng dẫn: Cơ sở kiểm dịch sẽ xác nhận đơn vị nhập khẩu có thực hiện tốt trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm không.

- Kiểm tra giám sát: Tại cơ sở kiểm dịch, hàng hóa không là đối tượng của kiểm tra bắt buộc thì với mục đích để nắm rõ tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm, căn cứ vào kế hoạch hàng năm mà tiến hành giám sát liên tục, thực hiện xác nhận tính an toàn thực phẩm hiệu quả cao.

Trường hợp có vi phạm về thuốc trừ sâu hay những vi phạm khác, thì sẽ tăng cường tần suất kiểm tra giám sát, nhằm xem xét có cần thiết cho vào loại kiểm tra bắt buộc hay không.

2.2 Qui trình cụ thể như sau

2.1.1 Kiểm tra chính sách của 2 bên

Bạn phải kiểm tra mặt hàng bạn nhập khẩu có nằm trong danh mục cho phép nhập khẩu hay không. Ngoài ra bạn phải trao đổi chi tiết về yêu cầu của bên đối tác về tiêu chí nông sản như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép, tồn dư phân bón, kích thước,… để đáp ứng đúng

2.2.2  Tiến hành ký kết hợp đồng mua bán

Sau khi đã tìm hiểu rõ ràng, 2 bên sẽ tiến hành kí kết hợp. Đối với thị trường Nhật Bản, ngoài yêu cầu cao về chất lượng thì còn có yêu cầu rất cao về mẫu mã, hình thức, ví dụ như size quả phải tương đương nhau, không được trầy xước hay thâm vỏ chẳng hạn.

2.2.3 Tiến hành làm thủ tục kiểm dịch trên công thông tin một cửa quốc gia đối với Nội Bài, Hải Phòng... nộp hồ sơ giấy đối với các cửa khẩu chưa áp dụng cơ chế 1 cửa.

Hồ sơ kiểm dịch bao gồm:

- Giấy giới thiệu

- Đơn đăng ký kiểm dịch

- Invoice

- Packing list

- Hợp đồng thương mại

- Các giấy chứng nhận về tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có)

Đưa mẫu hàng hóa đến cơ quan kiểm dịch để tiến hành kiểm dịch, xử lý sản phẩm nếu cần.

2.2.4. Tiến hành làm thủ tục thông quan hải quan.

Để hàng hóa được thông quan, ta cần làm thủ tục hải quan mới có thể xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản được. Hồ sơ thông quan hải quan theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) bao gồm:

- Giấy giới thiệu

- Tờ khai hải quan

- Invoice

- Booking

- Hợp đồng thương mại (nếu có)

- Các giấy chứng nhận về tiêu chuẩn vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (nếu có)

- Đăng ký kinh doanh (nếu có)

Chuẩn bị làm thủ tục hải quan thì nên có tất cả các giấy tờ trên, tuy nhên khi làm chỉ trình cho hải quan xem giấy giới thiệu, tờ khai hải quan, invoice, booking. Hơn nữa, ta cũng có thể đính kèm bản scan lên hệ thống V5 hải quan cũng có thể xem trên máy và duyệt thông quan luôn.

3. MỘT SỐ LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ, NÔNG SẢN SANG NHẬT BẢN

- Bạn cần hỏi rõ người nhập khẩu về các yêu cầu tiêu chuẩn của nước nhập khẩu hay có cần thêm mốt số giấy tờ khác không như: Chiếu xạ, Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin C/O), giấy hun trùng (Fumigation certificate), giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary certificate), giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality/Quantity)...

- Cách thức đóng hàng và điều kiện bảo quản. Với đường hàng không thì nhiệt độ bảo quản bao nhiêu, mà đi đường biển thì có thêm tiêu chí để thông gió như thế nào. Đóng hàng sao cho vận chuyển không bị dập nát, vỡ hàng để người nhận hàng nhận được hàng với điều kiện tốt nhất, chất lượng cao nhất.

- Các chi phí có thể do phát sinh tại Việt Nam và Nhật Bản như lưu conterner lưu bãi, phí xử lý hàng hóa tại cảng, chi phí đóng gói, bảo quản lạnh...

 Liên hệ số hotline 0903125272 ( mr Liem) để được tư vấn và báo giá dịch vụ

---------------------------------
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI ATOM VIỆT NAM

Địa chỉ: 75 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0903125272 ( Mr Liem )
Email: huong@atomvietnam.com.vn
Website: https://atomvietnam.com.vn

 

 

Copyright © 2020 - ATOM VIỆT NAM - Design by i-web.vn

Online: 1 | Tổng truy cập: 52553